Ngày nay, việc thờ các tượng Phật trong những ngôi chùa đã trở nên rất đỗi quen thuộc trong cuộc sống. Mỗi bức tượng đều sẽ có những ý nghĩa và vị trí bố trí khác nhau trong ngôi chùa. Các tượng Phật trong chùa cần được bố trí sao cho phù hợp và tuân thủ được các nguyên tắc chung. Vậy ý nghĩa các bức tượng trong chùa và cách bố trí như thế nào là hợp lý?
Ý nghĩa các bức tượng trong chùa và cách bố trí tại Chính điện
Trong chùa, có hàng trăm tượng Phật khác nhau với nhiều tên gọi như Phật Di Lặc, Phật Tổ, Phật Bà Quan Âm, Bồ Tát,… Tùy theo mỗi loại tượng Phật khác nhau sẽ được bố trí ở vị trí khác nhau. Đặc biêt, trong Chính điện, việc bố trí tượng Phật trong chùa cần tuân theo những nguyên tắc sau.
Tam Thế Chư Phật
Cách bố trí tượng Phật trong chùa đối với Tam Thế Chư Phật sẽ được đặt tại ban Tam Bảo. Tại đây sẽ có nhiều tầng cấp và những mẫu tượng Phật khác nhau. Hệ thống tượng phật trong chùa ở trên cùng, cao nhất đó là ba pho tượng Phật ngự đài sen. Đây còn được được biết đến là ba pho Tham Thế.

Ý nghĩa của ba pho tượng này là chư Phật ba đời. Khi đã chứng đắc thì những vị này đều có được sự giác ngộ cao, hoàn thiện chân mỹ, toàn năng vô thượng. Đó chính là lý do tại sao các Ngài được thờ xa xa ở trên cùng tột độ.
Di Đà Tam Tôn
Bài trí tượng Phật trong chùa theo tầng thứ 2 chính là ba pho tượng ở giữa, có kích thước lớn nhất là Đức Phật A Di Đà. Đây là vị ở bên thế giới cực lạc phương Tây.
Hai bên tả hữu chính là 2 bức tượng được tạc với thế đứng hoặc ngồi là Bồ Tát Quan Thế Âm và Đại Thế Chí Bồ Tát. Đây chính là 2 vị tả phù hữu bật của Đức Phật A Di Đà với nhiệm vụ giúp ngài dẫn chúng sinh về cõi Tây phương cực lạc.
Hoa Nghiêm Tam Thánh
Cách sắp xếp tượng Phật trong chùa đối với lớp thứ 3 sẽ có 3 pho tượng là:

– Đức Phật Thích Ca Mâu Ni: Đây là vị giáo chủ sáng lập ra đạo Phật.
– Ngồi giữa bên trên là Đức Văn Thù sư lợi Bồ Tát.
– Một bên là Đức Phổ Hiền Bồ Tát
Đức Văn Thù sư lợi Bồ Tát sẽ được tạc đứng bên trên tòa sen hoặc cách khác là cưỡi con Thanh Sư trên bàn thờ Phật. Đối với Đức Phổ Hiền thông thường cũng được chạm khắc trên tòa sen hoặc cưỡi con ngựa bạch tượng sư tử. Điều này tượng trưng cho sự vững chắc và thể hiện Ngài Phổ Hiền.
Cách bài trí tượng Phật trong chùa đối với lớp thứ 3 này ở một số lợi sẽ có sự khác biệt. Họ sẽ thay 2 tượng Bồ Tát bằng hai đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Đó chính là Ngài Ca Diếp và Ngài A Nan. Trong đó:
– Ngài Ca Diếp: được Đức Phật truyền giáo lại cho y bát và trở thành vị tổ đầu tiên của Ấn Độ.
– Ngài A Nan: là người thị giả của Phật và là tổ thứ 2 của Ấn Độ.
Ngọc Hoàng Thượng Đế
Có nhiều ngôi chùa đã lựa chọn bức tượng này là tầng thứ 4. Hình ảnh Ngọc Hoàng Thượng Đế đã rất đỗi quen thuộc đối với đời sống con người. Hai bên sẽ là Nam Tào và Bắc Đẩu theo phụng ý chỉ Ngọc Hoàng. Đây là ba vị thần không thuộc về Phật giáo nên cần lưu ý khi đặt tại chính điện.
Ý nghĩa các tượng Phật trong chùa – Nhà Bái Đường
Bên cạnh chính điện, ở ngoài của những ngôi chùa còn có một không gian rộng lớn. Trong đó, hai bên có thờ những vị Thần Phật khác với tên gọi là nhà Bái Đường.

Ý nghĩa các bức tượng trong chùa – Tượng Hộ Pháp
Khi bước vào chùa, các bạn sẽ quan sát thấy 2 bên chính điện là những hộ pháp to lớn. Họ đều được tạc dưới dạng hình Quan Võ mặc áo giáp, đội mũ trụ và thể hiện sự oai phong, lẫm liệt khi cưỡi trên lưng cá sấu.
Hai bức tượng này một ông sẽ là khuyến thiện và một ông là trừng trị kẻ ác thường được gọi là ông thiện và ông ác. Trong đó:
– Ông thiện: có khuôn mặt hiền từ và được tạc với khuôn mặt trắng.
– Ông ác: được tạc với khuôn mặt dữ tợn và tỏ ra hết sức oai nghiêm nhưng vị này không ác.
Tượng Đức Ông
Vị già lam chân tể sẽ bên cạnh đức hộ pháp thiện có ban thờ được tạc tượng Quan Văn với tay cầm quyển sổ, cái bút. Ngoài ra, bức tượng Đức Ông này còn được biết đến là thần giữ chùa, trông coi tài sản, đất cát và hoa lợi.
Tượng Thánh Hiền
Đối diện với ban Đức Ông là ban Thánh Hiền được tạc với hình dáng tay cầm chén nước và tay kia ấn khuyết đầu đội mũ thất Phật. Người này được gọi là ngài A Nan Đà và là đệ tử của Phật. Trong một lần thập thiền quán, Ngài A Nan đã quán chiếu để cứu chúng sinh thoát khỏi cực khổ, đói khát.
Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về ý nghĩa các bức tượng trong chùa và cách bài trí như thế nào cho phù hợp. Mong rằng, mỗi khi đi chùa các bạn sẽ nhận diện được đâu là vị Thần, vị Đức Phật nào đó và không bị nhầm lẫn khi cúng bái. Nếu như các bạn đang muốn tìm những bức tượng Phật bằng gỗ để bài trí trong chùa thì hãy tham khảo tại đại chỉ: https://govuong.vn/ để lựa chọn được những sản phẩm phong thủy chất lượng, giá tốt nhất.