Đăng nhập

Đăng ký

Giỏ hàng

Tam Tu Phu La Viec Tho Cung Nhieu Phu Cai Quan Duoi Dia Nguc 3

Tam Tứ Phủ là gì? Hệ thống thần linh trong Tam Tứ Phủ trong tín ngưỡng thờ mẫu

Hiện nay, ngoài việc thờ cúng ông bà, tổ tiên thì tín ngưỡng của người dân Việt Nam còn thờ cúng cả thần linh tứ phương, bốn hướng. Đây được xem là nét đẹp trong văn hóa thờ cúng của người Việt. Trong đó, Tam Tứ Phủ thuộc hệ thống thần linh được người dân xứ Việt thờ cúng. Vậy Tam Tứ Phủ là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

Tam Tứ Phủ là gì?

Từ khi hình thành tín ngưỡng thờ cúng Tam Tứ Phủ, người dân Việt sẽ lấy màu đỏ là biểu tượng của Thiên Phủ, màu xanh lá cây là biểu thị cho Nhạc xanh của rừng. Vậy Tam Tứ Phủ là gì?

tam tu phu la gi? là việc thờ cúng nhiều Phủ khác nhau ở nhiều hệ
Tam Tứ Phủ là việc thờ cúng nhiều Phủ khác nhau ở nhiều hệ

Khái niệm Tam Phủ

Theo quan niệm xưa, thế giới sẽ được phân chia thành bốn miền khác nhau. Trong đó gồm có:

– Thiên: Trời

– Địa: Đất – Vùng đồng bằng

– Thủy: 9 Vùng sông nước

Tương ứng với những vùng này sẽ có sự tồn tại và cai quản của các chư vị thần linh khác nhau. Phủ ở đây sẽ được hiểu là một nơi làm việc của các quan, chư thần ba miền trên. Trong đó, Tam Phủ sẽ bao gồm:

– Thiên Phủ: Đây là những vị thần đảm nhiệm công việc cai quản bầu trời, làm chủ các quyền năng mây, mưa, sấm chớp, gió bão.

– Địa Phủ: Đây là những vị thần có trọng trách cai quản đất đai và là nguồn gốc cho mọi sự sống.

– Thủy Phủ: Ở đây bao gồm những chư vị thần linh trị vì các miền sông nước. Do đó, họ sẽ giúp đỡ cho con người trong hoạt động ngư nghiệp và nghề trồng nước.

Màu sắc đại diện cho Tam Phủ sẽ bao gồm những màu sau đây:

– Thiên Phủ: màu xanh tương ứng với màu xanh của trời.

– Địa phủ: màu vàng tương ứng với màu của đất.

– Thoải phủ: Màu trắng giống với màu trắng của nước.

Tứ Phủ là gì?

Theo truyền thuyết của sự phát triển trong tín ngưỡng Tam Phủ thì khái niệm Tam Phủ có trước và Tứ Phủ có sau. Do đó, trong giai đoạn đầu người ta sẽ thường biết đến với tam phủ bao gồm Thiên, Địa và Thoải.

Sau đó, khái niệm Nhạc Phủ đã được ra đời gắn liền với câu chuyện về Mẫu thượng Ngàn hiển linh để giúp vua Lê đánh thắng trận Xương Giang, Chi Lăng. Sau trận thắng đó, vua Lê Thái Tổ đã sắc phong cho bà là Nhạc Phủ Lê Mại Đại Vương. Chính từ đó là Nhạc Phủ đã ra đời và hình thành lên Tứ Phủ.

Khi đó, Tứ Phủ sẽ bao gồm:

– Thiên phủ: Bao gồm các vị thần linh cai quản bầu trời, làm chủ các quyền mây mưa gió bão , sấm chớp

– Nhạc phủ: bao gồm vị thần linh trông coi miền rừng núi, ban phát của cải cho chúng sinh.

– Thủy Phủ: Gồm các vị thần linh trị vì các miền sông nước, giúp ích cho nghề trồng lúa nước và ngư nghiệp.

– Địa phủ: bao gồm các vị thần linh vùng đất đai , là nguồn gốc cho mọi sự sống.

Từ khi hình thành tín ngưỡng về Tứ Phủ, màu sắc biểu tượng cho các phủ đã có sự thay đổi như sau:

– Thiên phủ: Màu đỏ, tương ứng với vị trí số một

– Địa phủ: Màu vàng, giống với màu vàng của đất

– Thoải phủ: Màu trắng, giống với màu trắng của nước

– Nhạc Phủ: Màu xanh, giống với màu xanh lá cây

Hệ thống thần linh Tam Tứ Phủ bao gồm những ai?

Chư vị thần linh thuộc Tam Tứ Phủ là gì? Đây là điều mà các bạn cần nắm rõ để phân theo những vị trí khác nhau như:

Thánh Mẫu bảo hộ dân quốc

Bao gồm những vị thần linh như:

tuong tho tam tu phu
Tượng thờ Tứ Vị Thánh Mẫu

– Mẫu Đệ nhất Thanh Vân Công chúa

– Mẫu Đệ nhị Lê Mại đại vương

– Mẫu Đệ Tam Xích Lân công chúa

– Mẫu Đệ Tứ Liễu Hạnh công chúa

Phụ vương đại thánh

Nơi đây sẽ bao gồm những chư thần như sau:

– Thiên phủ: Ngọc hoàng thượng đế

– Thoải phủ: Bát Hải long vương

– Nhạc phủ: Tản viên Sơn thánh

– Địa phủ: Thập điện minh vương

Hội đồng chúa

Gồm có những vị thần linh như sau:

– Chúa Đệ nhất: Tây Thiên

– Chúa Đệ nhị Nguyệt Hồ

– Chúa Đệ tam Lâm Thao:

– Chúa Cà Phê (Địa phủ & Nhạc phủ)

– Chúa Long Giao (Nhạc phủ)

– Chúa Ngũ Hành Ngũ Phương (Nhạc phủ)

– Chúa Thác Bờ (Thoải phủ & Nhạc phủ)

– Chúa Mọi (Nhạc phủ)

Ngũ vị tôn quan

Ngũ vị tôn quan đều là con của Bát hải Động đình:

Tượng thờ Ngũ Vị Tôn Quan trong chùa
Tượng thờ Ngũ Vị Tôn Quan trong chùa

– Quan lớn Đệ Nhất Thượng thiên

– Quan lớn Đệ Nhị Thượng ngàn

– Quan lớn Đệ Tam Thoải phủ

– Quan lớn Đệ tứ Khâm sai

– Quan lớn Đệ ngũ Tuần tranh

Thập vị thủy tế

Bao gồm những vị thánh như sau:

– Thiên phủ: Ông Hoàng Cả (ông Hoàng Quận, Lê Lợi)

– Nhạc phủ: Ông Hoàng Đôi

– Ông Hoàng Bơ Thoải Cung

– Thoải phủ: Ông Hoàng Tư (Ông Hoàng khâm sai)

– Ông Hoàng Năm

– Ông Hoàng Lục Thanh Hà

– Ông Hoàng Bảy (Ông Hoàng Bảo Hà)

– Ông Hoàng Bát quốc (Ông Đệ Bát đồng bằng sông diêm)

– Ông Chín Cờn (Ông Cờn môn)

Ông Hoàng Mười (Ông Nghệ An)

Nguồn sưu tầm: Wikipedia

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc về Tam Tứ Phủ là gì? Với những thông tin bổ ích này hy vọng các bạn đã có cho mình những kiến thức bổ ích về tín ngưỡng thờ Tam Tứ Phủ. Nếu như các bạn đang muốn tìm mua vật phẩm thờ cúng, tượng thờ thì hãy liên hệ với Gỗ Vượng thông qua website: https://govuong.vn/. Đảm bảo đây sẽ là địa chỉ uy tín giúp mọi người sở hữu được những vật phẩm phong thủy, đồ thờ chất lượng nhất.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Danh mục tin tức

Tin tức mới

Sản phẩm mới

5/5

Danh mục sản phẩm

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
0961 35 31 31