Hiện nay, kiến trúc nhà gỗ đã dần bị mai một theo thời gian. Tuy nhiên, vẫn có một số người muốn tìm hiểu và xây dựng lại những căn nhà gỗ theo truyền thống thời xưa để gìn giữ những nét đẹp trong văn hóa người Việt. Phần quan trọng nhất trong việc xây dựng chính là kết cấu ngôi nhà. Điểm nhấn trong những mẫu nhà gỗ đó chính là những cột gỗ to, khỏe. Vậy kết cấu nhà gỗ cổ truyền tại Việt Nam như thế nào là chuẩn?
Những nét đặc trưng của căn nhà gỗ cổ truyền Việt Nam
Nhà gỗ cổ đẹp trong truyền thống của người Việt có những nét đặc trưng của kiến trúc cổ Việt Nam dưới thời nhà Nguyễn. Nếu như các bạn muốn phân biệt giữa nhà gỗ cổ Việt và kiến trúc nhà gỗ cổ phương Đông sẽ cần chú ý đến:
– Hệ thống mái thẳng
– Dùng bảy, kẻ đỡ mái hiên
– Cột mập to, phình ở phần giữa thân dưới
Khi đem so sánh nhà gỗ cổ đẹp thời nhà Minh Thanh của Trung Quốc với nhà gỗ cổ Việt Nam sẽ thấy được điểm khác nhau như:

– Dốc mái võng xuống
– Đỡ mái hiên bằng hệ đấu – củng
– Cột thanh mảnh, tròn đều
Mái nhà gỗ cổ truyền
Đối với kiến trúc nhà gỗ của người Việt xưa thì triển mái thẳng, không được thiết kế cong. Tuy nhiên, nó lại hếch lên ở phần góc mái để tạo ra sự thanh thoát. Phần mái sẽ được thiết kế lớn và chiếm khoảng 2/3 chiều cao mặt đứng công trình.
Phần góc mái sẽ được tạo phần uốn cong và ngược lại gọi là đao quật. Đối với những ngôi nhà cổ của người Hoa hay người Nhật, mái sẽ cong và chỉ hơi hếch. Phần thân mái sẽ được thiết kế võng xuống, phần đỉnh dốc nhiều và xoài dần khi đến diềm mái.
Cột gỗ nhà cổ
Cột chính sẽ là phần đỡ cho công trình khỏi bị xê dịch, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho ngôi nhà. Những cột này thường tròn, to và mập phình ra ở phần giữa. Thông thường, cột được chọn là cột tròn, đôi khi có thể dùng cột vuông.
Sức nặng của toàn bộ công trình hầu hết sẽ đặt lên cây cột. Những cột khác sẽ được đặt lên chân trụ chứ không chôn xuống đất. Do đó, chính sức nặng của công trình đã giúp những thân trụ này chắc chắn và ổn định hơn.
Chạm khắc cổ truyền
Những đường lối kiến trúc nhà cổ sẽ còn thể hiện qua những nét chạm trổ. Những nét điêu khắc trên các thanh gỗ sẽ mang tới những điều tinh túy, thẩm mỹ cho công trình. Khác với kiến trúc Trung Hoa thường vẽ hình và có màu sơn đặc sắc, nhà cổ gỗ Việt Nam thường để màu mộc, quét sơn màu nâu và thịch chạm trổ.
Thước tầm
Trong kiến trúc nhà gỗ, kết cấu gỗ với những kích thước được tính theo thước tầm. Đây chính là vật dụng sẽ giúp tạo nên một ngôi nhà độc đáo với những tỷ lệ đẹp nhất. Chính cây thước này đã giúp các người thợ có thể tìm được vẻ đẹp về mặt hình học. Qua đó, có được độ dốc mái, tỷ lệ chiều cao mái so với chân cột để giúp chủ đầu tư thuận lợi trong thiết kế.
Tên gọi của những cấu kiện trong kiến trúc nhà gỗ cổ truyền Việt Nam
Trong thiết kế nhà gỗ cổ truyền Việt Nam, khung nhà sẽ được chia thành những không gian là căn – gian – buồng. Những nơi đây sẽ bao gồm các chi tiết sau:
Cột nhà gỗ cổ truyền
Đây là những cây cột được thiết kế theo dạng đứng, chịu nén với những loại như:

– Cột cái: Đây là những cây cột được đặt tại 2 đầu nhịp chính. Nhiệm vụ của nó là tạo chiều sâu cho gian giữa và bộ phận nối 2 cột cái là câu đầu.
– Cột quân: Đây là những hệ thống cột phụ sẽ được thiết kế với chiều cao thấp hơn cột cái. Vị trí của nó là nằm ở đầu nhịp phụ 2 bên nhịp chính. Chính chiều cao khác nhau của hệ thống cột đã tạo nên độ dốc trên phần mái. Xà lách được biết đến là nối cột con với cột cái.
– Cột hiên: Đây là những cây cột nằm ở hiên nhà phía trước. Nó có chiều cao thấp hơn so với cột quân.
Xà nhà gỗ cổ truyền
Đây là bộ phận giằng ngang chịu kéo, kết nối liên tiếp các cột với nhau bao gồm: xà nằm trong khung và xà nằm ngoài khung vuông góc với khung. Các loại xà bao gồm:
– Xà lòng tức câu đầu – chếch: Có vai trò liên kết giữa các cột cái của khung.
– Xà lách – thuận: Liên kết phần cột quân vào cột cái của khung.
Kẻ nhà gỗ đẹp
Kẻ được biết đến là những dầm đơn được đặt theo phương chéo của mái nhà. Nó sẽ được gác lên các cột bằng liên kết mộng. Những loại kẻ này bao gồm:

– Kẻ ngôi là loại lẻ gác từ các cột cái sang cột quân trong khung.
– Kẻ hiên gác được thiết kế từ cột quân sang cột hiên trong khung. Một phần sẽ được kê hiên và kéo dài đâm xuyên qua cột hiên để đỡ cho phần chân mái.
Kết cầu nhà gỗ cổ truyền tại Việt Nam luôn là chủ đề được nhiều người quan tâm hiện nay. Bởi vì, những ngôi nhà gỗ luôn mang tới vẻ đẹp trong tâm hồn của dân xứ Việt. Nếu như các bạn đang muốn thiết kế nhà gỗ đẹp theo phong cách cổ xưa thì có thể liên hệ qua Gỗ Vượng thông qua website: https://govuong.vn/. Đây là một trong những đơn vị chuyên chế tác nhà cổ, đồ thờ uy tín trên thị trường để mọi người yên tâm lựa chọn.