Nghệ nhân Nguyễn Huy Thịnh được sinh ra từ mảnh đất được mệnh danh là cái nôi của đồ thờ cúng hay đồ chạm khắc thủ công mỹ nghệ “làng nghề Sơn Đồng”, nghệ nhân sơn mài, điêu khắc gỗ, nhà thiết kế kiến trúc truyền thống Nguyễn Huy Thịnh đã không ngừng kế thừa, sáng tạo và thổi hồn cho những tác phẩm thủ công mỹ nghệ và không gian thờ cúng.

Làng nghề Mỹ nghệ Sơn Đồng

Làng nghề Mỹ nghệ Sơn Đồng đã có bề dày lịch sử hàng trăm năm, có nghề tạc tượng và nước sơn son thếp vàng mà không nơi nào sánh bằng.

Người sinh ra để làm nghệ nhân

Nghệ nhân Nguyễn Huy Thịnh sinh năm 1986 tại xã Sơn Đồng hay còn được gọi là làng mỹ nghệ Sơn Đồng, Hoài Đức Hà Nội.

Làng nghề Mỹ nghệ Sơn Đồng có bề dày lịch sử hàng trăm năm, nổi tiếng với nghề tạc tượng phật, tượng mẫu và sản xuất đồ thờ cúng mỹ nghệ như bàn thờ, bàn án gian, sập thờ, hoành phi – câu đối, các loại đồ thờ cúng trưng bày bằng gỗ. Tất cả đều được sơn son, thếp vàng, thếp, và có thể nói ở các di tích đền, chùa, phủ… trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, không nơi nào là không có dấu ấn bàn tay tài hoa của người nghệ nhân Sơn Đồng.

 Được sinh ra trong cái nôi của nghệ thuật mỹ nghệ, từ nhỏ nghệ nhân Huy Thịnh đã được tiếp xúc, say mê với loại hình nghệ thuật này, và được gia đình dạy nghề từ nhỏ. 

nghệ nhân Nguyễn Huy Thịnh

Chân dung nghệ nhân Nguyễn Huy Thịnh, người thổi hồn cho các tác phẩm nghệ thuật tạo tác

Càng lớn lên, anh càng bộc lộ năng khiếu và quyết định theo học Đại học kiến Trúc Hà Nội. Huy Thịnh tốt nghiệp năm 2008 và sau đó tiếp tục nghiên cứu kiến trúc cổ và áp dụng thực tế vào sản xuất các sản phẩm mỹ nghệ của gia đình. Đến năm 2014, qua quá trình không ngừng tiếp thu, học hỏi kế thừa và phát triển, cũng như muốn đưa nghệ thuật mỹ nghệ đi xa hơn, anh thành lập công ty Trách nhiệm hữu hạn Gỗ Vượng Việt Nam.

Thành tích trong sự nghiệp

Mặc dù còn rất trẻ tuổi nhưng với đức tính cần cù, chịu khó, ham học hỏi, và đặc biệt là tài năng sớm được bộc lộ quá nhiều tác phẩm nghệ thuật tinh xảo, anh đã được nhiều thành tựu như: công nhận là Nghệ nhân quốc gia năm 2015, Vinh danh danh bàn tay vàng năm 2016, Vinh danh thương hiệu quốc gia năm 2020.

Chứng nhận nghệ nhân quốc gia của Nguyễn Huy Thịnh

Quá trình sáng tạo một bức tượng Phật của các nghệ nhân Gỗ Vượng

Quá trình sáng tạo một bức tượng Phật của các nghệ nhân Gỗ Vượng

Được sinh ra trong gia đình có truyền thống làm nghề lâu đời, trong 1 làng nghề nổi tiếng, anh cùng Gỗ Vượng cũng đã đạt được nhiều dấu ấn qua thi công hoàn thiện, tu sửa thành công nhiều công trình đình chùa cấp di tích quốc gia, cấp thành phố như: Nội thất đền Bạch Mã, đình Thọ Tháp, Đình Cao Cương – Ba Vì, Đền thờ Mạc tộc Việt Nam, Chùa Cảnh Tiên, Chùa Tân Bửu, Chùa Trang Sơn…  Bên cạnh đó, nhiều công trình nhà thờ họ, phòng thời hiện đại cũng đã được Gỗ Vượng thiết kế thi công thành công, mang đến không gian thờ cúng đẹp trang trọng, linh thiêng cho các gia đình.

Sự tài tình trong cách suy nghĩ, sự khéo léo của đôi bàn tay của người nghệ nhân làng nghề Sơn Đồng này đã không ngừng tạo ra những sản vô cùng tinh xảo và đẹp mắt. Có thể nói, quan bàn tay và khối óc của họ, những khối gỗ xù xì, vô tri vô giá đã hóa thành những pho tượng có hồn và vô cùng sống động.

 Không những thế, tài năng của nghệ nhân, nhà điêu khắc gỗ, nhà thiết kế nghệ thuật truyền thống Nguyễn Huy Thịnh và người thợ lành nghề nơi đây, đã được công nhân rộng khắp thể hiện qua sự tin tưởng của khách hàng. Dù khách hàng muốn làm bất cứ pho tượng thờ nào, dù không cần mẫu có sẵn, người nghệ nhân nơi đây vẫn có thể thực hiện được.

Bên cạnh đó, ngoài một quy trình chung được học hỏi từ cha ông, qua quá trình không ngừng học hỏi, quan sát anh lại có thêm những sáng tạo bí truyền hay thủ pháp mang phong cách riêng của mình, biến những sản phẩm ngày càng lấp lánh, lung linh hơn.

Sứ mệnh và tầm nhìn

Nghệ nhân Nguyễn Huy Thịnh chia sẻ: “Sinh ra với cái “tâm” của người làng nghề cổ trăm năm, tôi đặt nhiều tâm huyết vào từng sản phẩm và muốn lưu giữ, truyền lại cho thế hệ mai sau”.

Có thể nói, thủ công mỹ nghệ không còn gói gọn trong một làng nghề truyền thống nữa, mà đó là nét đẹp văn hóa, là bản sắc truyền thống của Việt Nam, vì vậy với Gỗ Vượng, đây không chỉ nếp nghề trân quý, mà còn là những giá trị tinh hoa, văn hóa cổ truyền. Đồng thời, đó còn là tình yêu quê hương, là khát khao đổi mới, kiến tạo những giá trị cộng đồng đáng quý để bảo tồn và phát huy.

Mục tiêu và định hướng phát triển

Với tinh thần của lớp trẻ ngày nay, không ngừng kế thừa những nét tài hoa về tay nghề, mà còn rất năng động trong sự biến đổi của thị trường, nghệ nhân Nguyễn Huy Thịnh chắc chắn sẽ đưa thương hiệu Gỗ Vượng không ngừng phát triển hơn nữa.  

“Chúng tôi sẽ đưa những sản phẩm của Gỗ Vượng được biết đến rộng khắp cả trong và ngoài nước, góp phần chung tay vào sự phát triển của làng nghề Sơn Đồng nói riêng và mỹ nghệ truyền thống toàn quốc nói chung.

 “Gỗ Vượng kiến tạo không gian chuẩn Việt”.

Một số tác phẩm đẹp, tinh xảo của nghệ nhân Nguyễn Huy Thịnh và Gỗ Vượng thi công:

Tác phẩm tinh xảo của nghệ nhân Nguyễn Huy Thịnh 2

Tác phẩm tinh xảo của nghệ nhân Nguyễn Huy Thịnh 1

Tác phẩm tinh xảo của nghệ nhân Nguyễn Huy Thịnh