Kiến trúc đình chùa Việt Nam rất đa dạng và phong phú trong cách thiết kế xây dựng. Nét đặc trưng của lối kiến trúc đó làm nên văn hoá độc đáo của dân tộc ta. Vậy cấu trúc và kiến trúc đình chùa có gì đặc biệt. Để hiểu rõ hơn về lối kiến trúc mời bạn đọc theo dõi nội dung bài viết dưới đây.
Cấu trúc chùa
Cấu trúc chùa được chia thành 4 kiểu cấu trúc gồm chùa chữ Đinh, chùa chữ Công, chùa chữ Tam, chùa kiểu Nội Công ngoại quốc. Mỗi cấu trúc chùa sẽ có nét đặc trưng riêng khác nhau. Tuỳ vào từng địa điểm và các khu vực mà người ta xây dựng theo kiểu cấu trúc chùa khác nhau.
Chùa chữ Đinh
Đây là cấu trúc chùa chính điện nơi đặt bàn thờ phật nối thẳng với góc nhà bái đường. Người ta còn gọi khu vực này là tiền đường. Kiến trúc này có đặc điểm tiêu biểu phải kể tới như chùa Bính Động ở Ninh Bình, Chùa Trăm Gian ở Hà Nội, chùa Dư Hàng ở Hải Phòng,…
Cấu trúc chùa này được thiết kế theo chữ Đinh khá đơn giản nhưng thể hiện được nét đặc trưng riêng của ngôi chùa. Không ít các ngôi chùa nổi tiếng hiện nay được xây dựng theo cấu trúc này. Quá trình xây dựng chùa kiểu chữ Đinh không quá phức tạp như các mẫu cấu trúc chùa khác.
Chùa chữ Công
Cấu trúc chùa chữ Công sẽ có chính diện và bái đường song song nối với nhau bởi một ngôi nhà là thiên hương. Thiên hương chính là nơi các nhà sư làm lễ, đọc kinh. Kiến trúc chùa này tiêu biểu ở Hội An như chùa Cầu, Chùa Keo ở Thái Bình,… Cấu trúc chùa chữ Công khá đẹp mắt và ấn tượng, không gian được xây dựng khoa học và tinh tế.
Chùa chữ Tam
Kiểu cấu trúc chùa chữ Tam có 3 nếp nhà song song với nhau gồm chùa Hạ – chùa Trung – chùa Thượng. Một số chùa tiêu biểu xây dựng theo lối kiến trúc này như chùa Tây Phương, chùa Kim Liên ở Hà Nội. Cách thiết kế chùa theo chữ Tam nổi bật với chính điện nằm ở trung tâm ngôi chùa.
Chùa kiểu Nội công ngoại quốc
Kiểu chùa nội công ngoại quốc với 2 hành lang dài nối với nhà tiền đường ở trước cùng với nhà hậu đường. Đằng sau cấu trúc kiểu chùa này là một tổng thể hình chữ nhật bọc lấy nhà thiêu hương, nhà chính diện và những công trình kiến trúc khác. Mặt bằng của chùa kiểu nội công ngoại quốc có dạng chữ Công, bên ngoài được bao bọc bởi khung chữ khẩu hoặc chữ quốc.
Kiến trúc đình chùa Việt Nam
Hiện nay các mẫu thiết kế kiến trúc đình chùa Việt Nam xây dựng và phát triển phong phú hơn. Qua mỗi giai đoạn, thời kỳ phát triển lịch sử kiến trúc đình chùa sẽ thay đổi theo. Chùa chữ Tam ở nước ta khá phổ biến, với những ngôi chùa của người Mường làm từ tranh tre rất đơn giản. Chùa của người Khmer thiết kế theo lối kiến trúc Campuchia và Thái Lan, chùa người Hoa có sắc thái riêng biệt khác nhau.
Cổng tam quan đình chùa
Tam quan là bộ phận không thể thiếu trong lối kiến trúc đình chùa nước ta. Đa phần tam quan sẽ có 3 cửa dẫn lối đi vào chùa. với những chùa lớn sẽ có 2 tam quan gồm tam quan ngoại và tam quan nội, ở trên tam quan sẽ có gác chuông. Tam quan của ngôi chùa được thể hiện rõ nét và có lối kiến trúc chạm khắc rồng phượng,… độc đáo.

Sân chùa
Khi đi tới đình chùa thì tam quan sẽ là khu vực bạn nhìn thấy đầu tiên sau đó tới sân chùa. Sân chùa thường được bố trí các hòn đá hoặc cây cảnh xung quanh nhằm tăng thêm cảnh sắc thiên nhiên. Bên trong sân chùa nhiều nơi có bố trí thêm 1 ngọn tháp như chùa Dâu, chùa Thiên Mụ,… diện tích sân chùa sẽ phụ thuộc và các đặc điểm từng ngôi chùa.
Bái đường
Khu vực sân chùa thiết kế thêm các bậc bước lên sẽ đi tới bái đường. Nhà bái đường sẽ được đặt một số tượng, bia đá có ghi sự tích ngôi chùa hoặc đặt cả chuông. Khu vực giữa bái đường chính là nơi để hương án, nơi thắp hương chính của ngôi chùa. Người đi lễ chùa sẽ tới đây thắp hương và vái lạy. Số gian bái đường nhiều hay ít tuỳ vào quy mô ngôi chùa nhỏ hay lớn. Thông thường thì ngôi chùa sẽ có 3 gian và 5 gian.
Chính điện
Trong một ngôi chùa đi qua bái đường là chính điện. Ở giữa bái đường và chính điện là một khoảng trống không rộng nơi giúp ánh sáng tự nhiên chiếu vào. Nhà chính điện rất quan trọng đối với ngôi chùa, nơi này sẽ được bày các pho tượng phật của điện thờ Phật Việt Nam.

Hành lang
Hành lang là khu vực cần thiết và phải có trong một ngôi chùa. Khu vực hành lang chạy song song với chính điện, kết nối chính điện với hậu đường chính là hành lang. Từ đó tạo nên một không gian ngôi nhà 3 gian tinh tế và độc đáo.
Hậu đường
Với kiến trúc đình chùa Việt Nam thì khi đi qua chính điện theo đường hành lang sẽ tới nhà tăng đường. Nhà tăng đường hay còn được gọi là hậu đường. Khu vực này liền sát với nhà chính điện và nằm ở sau phía bàn thờ phật. Ở nhiều ngôi chùa phật Việt Nam sẽ có thêm gác chuông, ngôi tháp lớn.

Qua đây, chúng ta có thể thấy được kiến trúc đình chùa Việt Nam rất độc đáo và đặc biệt. Hy vọng, đây sẽ là những thông tin chúng tôi cung cấp giúp các bạn hiểu rõ hơn vế lối kiến trúc chùa ở nước ta.