Đăng nhập

Đăng ký

Giỏ hàng

Cuu Huyen That To The Hien Viec Tho 9 Doi 7 To

Cửu Huyền Thất Tổ là gì? Ý nghĩa Cửu Huyền Thất Tổ như thế nào?

Cửu Huyền Thất Tổ được biết đến là 4 chữ xuất hiện từ thời đại xa xưa, mang ý nghĩa là thờ 9 đời và 7 ông tổ. Bốn chữ này mang ý nghĩa tỏ lòng thành kính, biết ơn của con cháu với ông bà tổ tiên, các tiền nhân đã có công lao dưỡng dục để có được thế hệ tương lai ngày hôm nay. Để hiểu rõ hơn Cửu Huyền Thất Tổ là gì? Cũng như ý nghĩa thực sự của 4 chữ cái này trong nền văn hóa Việt Nam thì hãy cùng theo dõi ngay bài viết sau đây.

Cửu Huyền Thất Tổ là gì?

Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có một kết luận chính xác và chắc chắn nào khi giải thích khái niệm của Cửu Huyền Thất Tổ là gì? Mọi người chỉ hiểu đơn giản đây cũng là bàn thờ gia tiên, nhưng được ghi bằng tiếng Hoa mang ý nghĩa là thờ 9 đời và 7 ông tổ.

cuu huyen that to la gi

Trong đó:

Cửu Huyền là 9 đời bao gồm:

  • Cao Tổ: Ông sơ
  • Tằng tổ: Ông cố
  • Tổ phụ: Ông nội
  • Phụ: Cha
  • Bản thân
  • Tử: Con trai
  • Tôn: Cháu nội
  • Tằng tôn: Chắt (cháu cố)
  • Huyền tôn: Chít (cháu sơ)

Thất Tổ là 7 ông tổ tương ứng:

  • Thỉ Tổ (Tỷ Khảo) : Thất Tổ
  • Viễn Tổ (Tỷ Khảo) : Lục Tổ
  • Tiên Tổ (Tỷ Khảo) : Ngũ Tổ
  • Cao Tổ (Tỷ Khảo) : Tứ Tổ
  • Tằng Tổ (Tỷ Khảo) : Tam Tổ
  • Nội Tổ (Tỷ Khảo) : Nhị Tổ
  • Phụ thân (Tỷ Khảo) : Nhứt Tổ

Còn người xưa giải thích, Cửu Huyền – Thất Tổ cũng tương ứng là thờ 9 đời và 7 ông tổ. Trong đó:

  • Cửu Huyền tương ứng với 9 đời là: Cao –  tằng – tổ – cha – mình – con – cháu – chắt – chút;
  • Thất Tổ bao gồm 7 tổ là: Cao, tằng, tổ, cao cao, tằng tằng, tổ tổ, cao tổ.

Ngoài ra, cũng có rất nhiều cách giải thích về khái niệm của 4 chữ “ Cửu Huyền – Thất Tổ”. Dù hiểu theo cách nào thì 4 chữ này kết hợp với bộ hoành phi câu đối luôn thể hiện đến sự biết ơn của bậc con cháu đối với các thế hệ trước đó của mình, giúp không gian thờ cúng trang trọng hơn.

Ý nghĩa của 4 chữ Cửu Huyền Thất Tổ trong nền văn hóa Việt Nam

Ý nghĩa của 4 chữ Cửu Huyền – Thất Tổ đơn giản chỉ để tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ đến các thế hệ trước đó của gia đình mỗi người, đã có công sinh dưỡng và dạy dỗ để có được thế hệ như ngày hôm nay. Hiện nay tranh Cửu Huyền – Thất Tổ không phổ biến nhiều, nhiều gia đình cho rằng đây là biểu tượng của tâm linh, trang nghiệm cho bàn thờ gia tiên nên thường kiêng kỵ không treo.

y nghia cuu huyen that to

Ngược lại, đối với những người am hiểu về phong thủy sẽ nắm rõ được ý nghĩa thực sự của 4 chữ Cửu Huyền Thất Tổ là gì, nên thường sẽ treo trên bàn thờ như một bức tranh tăng sự linh thiêng, trang trọng với vận may và may mắn cho không gian thờ cúng và gia đình mình.

Đối với nền văn hóa Việt Nam, tranh Cửu Huyền – Thất Tổ thường được xem là vật thờ mang giá trị như một tấm bảng lưu giữ, tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên ở thế hệ trước. Đây được xem là một nét đẹp truyền thống của người Việt “Uống nước nhớ nguồn”. Nên bên cạnh việc trang trí bàn thờ với hương hoa, bát hương,… thì trên bàn thờ thường có tranh Cửu Huyền – Thất Tổ này.

Nhiều trường hợp cho rằng, nếu cha mẹ vẫn đang còn sống thì không nên thờ Cửu Huyền – Thất Tổ. Bởi vì trong ý nghĩa của 4 chữ này đều có thờ đến đời cha mẹ, nếu họ còn sống thì không nên thờ. Vậy nên, thùy thuộc vào quan niệm của mỗi người để quyết định có thể thờ Cửu Huyền – Thất Tổ hay không.

Cửu Huyền Thất Tổ có những loại nào?

Hiện nay, Cửu Huyền Thất Tổ có nhiều loại khác nhau, phổ biến nhất là bài vị, tranh thờ và liễn thờ.

Bài vị Cửu Huyền Thất Tổ

Ưu điểm của loại này chính là độ bền, gọn, dùng để đặt cố định ở những nơi thờ cúng có chân đế. Kích thước của bài vị tương đối nhỏ, không chiếm nhiều diện tích nên sẽ phù hợp với hầu hết các kích cỡ của bàn thờ. Bài vị Cửu Huyền Thất Tổ được xem như tinh hoa văn hóa tâm linh người Việt. Sở hữu thiết kế tỉ mỉ đến những chi tiết nhỏ nhất.

Tranh thờ Cửu Huyền Thất Tổ

Điểm nổi bật của loại này chính là phong cách thiết kế vô cùng đa dạng, những họa tiết cũng như nội dung của bức tranh hiển thị rõ ràng. Bên cạnh đó, giá thành tranh thờ cũng vừa phải, không quá đắt. Tranh Cửu Huyền Thất Tổ thường sẽ được đặt ở trên các bàn thờ có kích thước lớn và vừa. Tranh có thể được trang bị thêm chân đế để được kê thẳng đứng hoặc có thể dính sát lên tường.

Liễn thờ Cửu Huyền Thất Tổ

Đây là loại có thiết kế đẹp giúp làm nổi bật không gian thờ cúng và có giá thành đắt hơn so với tranh thờ, bài vị. Liễn thờ Cửu Huyền Thất Tổ thông thường sẽ được đặt ở vị trí chính giữa bàn thờ.

Liễn thờ Cửu Huyền Thất Tổ

Cách lập bàn thờ, bài vị Cửu Huyền Thất Tổ

Việc đặt và bố trí Cửu Huyền – Thất Tổ trên bàn thờ cực kỳ quan trọng. Đòi hỏi gia chủ phải đặt đúng vị trí để không phạm phải những điều cấm kỵ. Sau đây là những vị trí đặt tranh Cửu Huyền Thất Tổ cần phải tránh:

cach trang tri ban tho cuu huyen

  • Không đặt tranh trong lồng kiếng, hộp gỗ hay bất kỳ vật gì đặt lên phía trên ngay cả sách liên quan đến Kinh Phật.
  • Không được đặt bàn thờ Cửu Huyền phía dưới bàn thờ Phật, thay vào đó có thể đặt phía dưới nhưng phải lệch sang một bên riêng biệt.
  • Nếu không có không gian để đặt bên cạnh bàn thờ Phật, mọi người có thể bố trị đặt cùng với nhau nhưng phải đảm bảo chiều cao của bàn thờ Cửu Huyền lúc nào cũng phải thấp hơn so với hình và tượng Bồ Tát và Phật. Cùng với đó, nên có vách ngăn bằng gỗ, kiếng giữa hai bàn thờ nếu bố trí theo cách này.
  • Tốt nhất là nên bố trí bàn thờ Cửu Huyền ở vị trí riêng biệt nhưng vẫn thấp hơn bàn thờ Phật. Bởi vì nhiều khi tổ tiên, ông bà ta nhiều đời trước không theo đạo Phật nên cần đặt đúng vị trí và riêng biệt.

Bài Cúng Cửu Huyền Thất Tổ 

Gia chủ cần phải ăn mặc lịch sự, chỉnh tề, sau đó tiến hành thắp đèn, thắp hương. Đứng trước bài vị tổ tiên vái 3 lạy rồi đưa hương lên trán và đọc bài cúng Cửu Huyền Thất Tổ: 

“ Hôm nay là ngày mùng (…), tháng (…), năm (….) 

(Chúng) con tên là (tên gia chủ)…, bao nhiêu tuổi…, tại địa chỉ (nơi đang thờ cúng)….

Được ngày lành tháng tốt nên (chúng) con thành tâm kính thỉnh Cửu Huyền Thất Tổ. Nội ngoại tông thân, đồng lại lâm tọa vị, chứng minh cho lòng thành của con cháu.

Kính mong Cửu Huyền Thất Tổ anh linh; phù hộ độ trì cho (chúng) con cùng gia đình được mạnh khỏe, bình an, mọi bệnh tật đều được tiêu trừ, tai qua nạn khỏi, công việc thuận lợi và gặp nhiều may mắn. 

(Chúng) con thành tâm kính thỉnh, (chúng) con vô cùng biết ơn cao của Cửu Huyền Thất Tổ và nội ngoại tông thân.

Kính thỉnh!”.

Sau khi gia chủ đọc xong bài cúng thì sẽ vái 3 lạy, thắp hương vào bát hương. Mang bát nước lạnh thay bằng nước trà (có thể dùng nước chè xanh – đối với người dân miền Trung). Còn những người khác trong nhà thì quỳ xuống, lạy 4 lạy, đứng dậy vái 3 lần để kết thúc lễ.

Mâm cơm cúng Cửu Huyền Thất Tổ gồm những gì?

Tùy vào vùng miền mà mâm cơm cúng Cửu Huyền Thất Tổ sẽ có phần khác nhau. Bạn có thể tham khảo một số mâm cơm cúng dưới đây:

  • Miền Nam: Mâm cơm cúng cần chuẩn bị các món như thịt kho tàu, thịt ba chỉ luộc, móng giò hầm với đu đủ, món xào và cơm cúng.
  • Miền Trung: Mâm cúng sẽ có các món như xôi gà luộc, thịt luộc, cá kho, canh xương, rau xào và cơm cúng.
  • Miền Bắc: Xôi (gấc, vò, lạc), giò chả, rau xào, gà luộc, nem rán, thịt quay, cơm cúng.

Mâm cúng Cửu Huyền Thất Tổ

Trên đây là tổng hợp những thông tin giúp mọi người hiểu rõ hơn Cửu Huyền Thất Tổ là gì? Qua đó có thể thấy, nền văn hóa Việt Nam dù trải qua bao nhiêu thế hệ, bao thăng trầm lịch sử vẫn giữ được đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Chính vì vậy, thờ Cửu Huyền được xem là một nét đẹp tâm linh không thể thiếu trong đời sống con người Việt Nam hiện nay.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Danh mục tin tức

Tin tức mới

Sản phẩm mới

5/5

Danh mục sản phẩm

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
0961 35 31 31